Du lịch làng nghề là một trong những cách để khám phá văn hóa Bình Định. Đây không chỉ là hoạt động du lịch hấp dẫn, mà còn vừa góp phần bảo vệ làng nghề truyền thống tồn tại nhiều đời về sau. Trong bài viết dưới đây, hãy cùng Quy Nhơn Go khám phá xem miền đất võ, trời văn này có những làng nghề truyền thống Bình Định nào nổi tiếng nhé!
Mục lục
1. Làng nghề đúc đồng Bằng Châu
Làng nghề đúc đồng Bằng Châu tọa lạc tại phường Đập Đá, thị trấn An Nhơn. Nằm cách trung tâm thành phố Quy Nhơn chỉ khoảng 20km. Đây là một trong những làng nghề lâu năm luôn thu hút đông đảo du khách thập phương đến tham quan, tìm hiểu mỗi ngày. Trải qua lịch sử hình thành và phát triển hơn 200 năm. Nghề đúc đồng này vẫn lưu giữ được trọn vẹn những kĩ xảo tinh túy từ thời xa xưa.
Các sản phẩm tại làng nghề đúc đồng Bằng Châu không chỉ được đánh giá là bền, đẹp. Mà còn rất đa dạng về kiểu dáng và các mẫu mã. Trước đây, khi làng nghề mới được thành lập, các nghệ nhân nơi đây đã tập hợp lại từng cụm. Cùng nhau chung tay sản xuất các sản phẩm như: Mâm, đèn thờ, nồi, chảo,…Tuy nhiên, thời kỳ này sản phẩm còn khá thô sơ, quy trình chế tạo khuôn đúc cũng tốn nhiều công sức,…
Dần dần theo thời gian, làng nghề này bắt đầu có những cải tiến mới. Cho ra đời nhiều dòng sản phẩm mang tính thẩm mỹ cao hơn như: hộp đựng trầu, khay, chiêng cồng, cùng các loại vật dụng trang trí khác. Việc đúc đồng các sản phẩm này không chỉ cung cấp cho nhu cầu người dân, hay quảng bá văn hóa du lịch Bình Định. Mà còn vừa tạo ra kinh tế, vừa bảo tồn những giá trị làng nghề truyền thống địa phương.
2. Làng bánh tráng Trường Cửu
Có lẽ bánh tráng Bình Định đã quá nổi tiếng với du khách thập phương. Thế nhưng làng nghề sản xuất bánh tráng được yêu thích nhất không ai khác lại chính là làng bánh tráng Trường Cửu. Một làng nghề đã tồn tại lâu năm qua bao đời thế hệ.
Đến với làng nghề này, du khách sẽ được tận mắt chứng kiến những công đoạn để tạo ra bánh tráng. Từ việc chuẩn bị bột gạo đến tráng bánh rồi phơi khô. Công việc tráng bánh tưởng chừng như đơn giản, nhưng cũng có những yêu cầu đặc biệt bắt buộc phải tuân theo. Để cho ra đời những chiếc bánh tráng đều tay, đẹp mắt.
Trung bình mỗi người có thể tráng từ 200 – 500 chiếc bánh tráng mỗi ngày. Bởi vậy mà khi bước chân đến với ngôi làng này. Bạn sẽ quan sát thấy những khoảng sân trong làng Trường Cửu đều phủ đầy những vỉ bánh tráng. Với một mùi hương đặc trưng thơm lừng, cuốn hút.
3. Làng dệt thổ cẩm Hà Ri
Nằm cách thành phố Quy Nhơn khoảng 80km. Hà Ri chính là địa bàn sinh sống của đồng bào dân tộc thiểu số Bana. Nơi đây nổi tiếng với nghề dệt thổ cẩm, cho ra đời rất nhiều sản phẩm mới lạ, độc đáo.
Tuy hiện nay đã có thêm nhiều máy móc thêu dệt hiện đại. Nhưng làng nghề này vẫn luôn giữ gìn được những nét tinh hoa văn hóa từ thời ông cha. Người dân nơi đây thường chọn màu đen làm màu chủ đạo trong trang trang phục thổ cẩm của mình. Kết hợp chấm phá cùng các màu xanh, đỏ, trắng, vàng. Tạo nên những bộ đồ cực kỳ đẹp mắt.
Ngoài ra, người dân nơi này còn thêu dệt thêm nhiều loại sản phẩm khác như: ví, túi xách, khăn quàng cổ, khăn trải bàn,…Phục vụ cuộc sống đời thường và làm quà tặng cho những vị khách đến tham quan.
4. Làng nghề truyền thống Bình Định Rượu Bàu Đá
Rượu Bàu Đá được bình chọn là một trong 10 loại rượu nổi tiếng nhất tại Việt Nam. Được tổ chức Kỷ lục Việt Nam công nhận. Nếu có dịp đến với Bình Định du lịch, bạn đừng quên ghé đến làng nghề Rượu Bàu Đá để hiểu hơn về quy trình sản xuất loại rượu này nhé.
Địa chỉ này nằm cách thành phố Quy Nhơn khoảng 30km về hướng Tây Bắc. Tọa lạc tại xóm Bàu Đá, thị xã An Nhơn, tỉnh Bình Định. Đến đây du khách sẽ được trải nghiệm nấu rượu cùng người dân nơi đây cực kỳ thú vị. Đồng thời còn được thưởng thức hương vị rượu ngon, nhâm nhi cùng một vài món ăn kết hợp. Ngoài ra, nếu có nhu cầu mua về làm quà, du khách cũng sẽ được mua với mức giá cực kỳ ưu ái.
Xem thêm: Tour Làng nghề Bình Định 1 ngày
5. Làng nghề truyền thống Bình Định Gốm Vân Sơn
Nghề làm gốm vốn đã có từ rất lâu đời ở Bình Định. Nhưng nổi tiếng nhất vẫn là gốm Vân Sơn. Làng nghề này nằm dưới chân núi Long Cốt, xã Nhơn Hậu, thị xã An Nhơn. Cách thành phố Quy Nhơn khoảng 30km về hướng Tây Bắc. Các sản phẩm của làng nghề nổi tiếng không chỉ bởi chất lượng, mà còn bởi nó luôn mang văn hóa đặc trưng của tỉnh Bình Định.
Sản phẩm gốm giờ đây đã rất đa dạng. Đủ các loại chum, vò, ấm, nồi, thạp, bộng giếng, chậu cây cảnh, bếp lò than,…Đem đến cho du khách nhiều sự lựa chọn đa dạng. Đồng thời góp phần phát triển số lượng sản phẩm làng nghề ngày càng phong phú hơn.
6. Làng nón ngựa Phú Gia
Nằm trên địa bàn xã Cát Tường, huyện Phù Cát, cách thành phố Quy Nhơn khoảng 45km về hướng Bắc. Làng nón ngựa Phú Gia là một trong những làng nghề truyền thống có tuổi đời lên đến 300 năm tuổi. Sở dĩ nó được gọi với tên gọi là chiếc nón ngựa, bởi nó luôn mang trong mình sự dẻo dai, bền bỉ.
Thời xưa, nón ngựa chỉ dành riêng cho giới giàu sang. Nhưng đến hiện nay, loại nón này đã được phát triển và sử dụng rộng rãi trên khắp các địa bàn. Đến ngôi làng truyền thống này, du khách sẽ thấy hình ảnh những chiếc nón ngựa và nón lá được bày khắp các sân nhà. Hiện lên vô cùng nổi bật, bình dị và dân dã. Khiến bất cứ ai đến đây cũng đều vấn vương không rời.
Xem thêm: Review Làng nón ngựa Phú Gia
Trên đây là top 6 làng nghề truyền thống Bình Định nổi tiếng nhất. Thu hút đông đảo khách du lịch đến tham quan, khám phá hàng ngày. Hy vọng qua bài viết ở trên, bạn sẽ lựa chọn được cho mình điểm dừng chân ưng ý. Chúc bạn có nhiều trải nghiệm tuyệt vời tại các làng nghề truyền thống Bình Định này nhé!
Tác giả: Quách Tâm – Ảnh: Sưu tầm
Xem thêm bài viết tại: